Thời điểm hiện nay thì nhu cầu vay mượn ngày càng nhiều đi kèm là những rủi ro ngày càng lớn. Có rất nhiều trường hợp rơi vào cảnh éo le như nợ chồng chất, thua lỗ khi làm ăn, vỡ nợ dẫn đến lâm vào tình cảnh bế tắc, kiệt quệ không biết làm sao để trả nợ. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn lối thoát nào khi không có khả năng trả nợ. Cùng theo dõi đón đọc để biết hướng giải quyết như nào nhé.
Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ – một trong những cụm từ nghe đến ai cũng sợ hãi. Vỡ nợ là không đủ khả năng trả nợ và không thể trả được số tiền gốc lẫn lãi. Khi bạn không thanh toán số tiền đã vay vì nhiều nguyên nhân nợ chồng nợ dẫn đến vỡ nợ, không kiểm soát được. Lúc đó bạn sẽ rơi vào trạng thái bối rối, trầm cảm. Và sẽ tìm đến câu hỏi lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ. Để giải quyết được thì chúng ta tìm đến sự khởi nguồn của nó. Vỡ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau không ai giống ai. Sau đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
Nguyên nhân không còn khả năng trả nợ
Vỡ nợ không có không có khả năng chi trả là tình trạng chung của người vay hiện nay. Vì lý do khách quan và chủ quan, người vay không thể thanh toán đúng hạn, tồi tệ hơn là mất khả năng trả nợ. Vậy tại sao người vay lại nợ ngập đầu?
Bị tín dụng tổ chức cho vay lừa đảo
Người vay thường có tư tưởng là chạy theo xu hướng. Bất chấp vay mà không tìm hiểm kỹ đơn vị cho vay dẫn đến hậu quả rủi ro là bị tổ chức lừa. Ngoài ra chỉ cần mấy lời giới thiệu ngon ngọt với lãi suất thấp, không phát sinh chí phí khác. Vậy mà sau một thời gian khi đến hạn trả nợ thì bên nhân viên đơn vị lại nâng lãi suất lên cao “ngất ngưỡng”, “lãi mẹ đẻ lại con”. Có trường hợp, tổ chức cho vay nhận được số tiền chuyển tiền cọc của khách hàng xong rồi tẩu thoát.
Không vạch ra kế hoạch tài chính hợp lý để trả nợ
Mọi người cần vạch ra cho mình một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Thống kê ra giấy chẳng hạn: phí sinh hoạt mỗi tháng là bao nhiêu, tiền ăn tiền mỗi tháng là bao nhiêu…. Tiền lương mỗi tháng có thể thanh toán số nợ đó không. Phải biết chi tiêu tiết kiệm, hợp lý để đến kỳ hạn còn có tiền để trả nợ. Nếu bạn không có kế hoạch cụ thể thì bạn sẽ không thể tránh khỏi vấn đề nợ ngập đầu.
Vay nợ nhiều nơi
Khi bạn gặp khó khăn về tài chính bạn có thể vay nợ từ những tổ chức cho vay, vay từ bạn bè, người thân, ngân hàng,…. Chính vì vay nhiều nơi nên bạn không biết trả bên nào trước. Bạn thường có suy nghĩ là cứ vay đi trả nợ tính sau. Về sau dẫn đến nợ chồng chất, vỡ nợ. Vay tiền mà không suy nghĩ, không tính toán, vay bất chấp ở đâu cho vay là bạn vay.
Sử dụng tiền hoang phí
Khi vay vốn bạn cần phải biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, hạn chế chi tiêu những thứ không cần thiết như làm đẹp, mua sắm, ăn uống hoang phí. Mỗi tháng bạn cần dành ra một số tiền để trả nợ. Bạn nên nhớ rằng chi tiêu bừa bãi cũng là dấu hiệu bước đầu khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ nần. Không chỉ khiến cho người vay không trả được nợ gốc lẫn lãi mà còn gây ra các khoản vay khác.
Sử dụng tiền với mục đích không xứng đáng
Nhiều người vay tiền với mục đích là đi chơi, du lịch, mua sắm, đua đòi bạn bè,… Đó là những mục đích tiêu tiền không cần thiết. Bạn cần phải biết rằng hiện tại mình có những gì và làm được những gì. Bạn cần phải xác định rõ trước khi vay mình gặp vấn đề gì để vay sao cho hợp lý nhất tránh đến việc vay với mực đính không xứng đáng để rồi lâm vào tình cảnh vỡ nợ, không thể trả được nợ.
Làm ăn đầu tư thua lỗ
Muốn kinh doanh thành công là phải đầu tư một khoản tiền lớn. Ban đầu bạn cần phải có một khoản tiền để đầu tư cho dự án của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn nên bắt buộc bạn phải đi vay. Trong quá trình làm ăn bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng thua lỗ, phá sản bởi thị trường kinh tế luôn có sự chuyển biến, biến đổi khôn lường. Lúc đó bạn chỉ còn bàn tay trắng làm sao mà trả được nợ.
Rơi vào tình cảnh khó khăn, mất khả năng trả nợ
Cũng giống như tình cảnh lầm ăn thua lỗ, đây cũng là nguyên do mà không ai muốn mình gặp phải. Bạn vay vì mục đích chính đáng, vay để chữa trị bệnh cho người thân trong gia đình, vay để cho con cái đi học trường mình mong muốn mặc dù biết mình sẽ không đủ khả năng chi trả vì hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp này nhiều đơn vị cho vay sẽ thông cảm và gia hạn cho bạn kỳ hạn vay dài hơn để bạn có khả năng chi trả.
Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ và cách giải quyết
Mỗi người có khoản nợ với những câu chuyện khác nhau. Đa số khi nợ nần mọi người thường có tâm lý lo sợ, bế tắc, mất ngủ vì khoản nợ ngày càng chất thành núi trong khi khả năng thu nhập là không đủ để trả nợ. Vậy lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ. Dưới đây là những cách để bạn vượt qua nợ nần:
Chấm dứt vay thêm ở các đơn vị khác
Đây là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bạn tránh bớt được một phần khoản nợ. Bạn cần phải ngừng vay tiền ở các tổ chức khác. Tức là thanh toán hết nợ trước. Nếu bạn không làm như vậy thì bạn sẽ nợ chồng nợ dẫn đến kiệt quệ, mệt mỏi. Vì vậy, cần tìm cách để kiếm tiền trả các khoản nợ cũ.
Mục tiêu hàng đầu là trả nợ
Bạn nên nhớ rằng có vay phải có trả, không được trốn tránh, không được bỏ chạy và đặc biệt là không có suy nghĩ tiêu cực nhất là tự tử. Người vay cần ưu tiên mục tiêu hàng đầu là trả nợ để có thể nhanh chóng thoát khỏi cảnh nợ nần.
Ở thời điểm này bạn cần biết chi tiêu vào những khoản cần thiết tránh tiêu lãng phí để dốc toàn bộ tâm trí vào việc trả nợ. Mỗi người cần phải vạch ra mục tiêu rõ ràng. Trong tình huống bạn đã và đang vay nhiều nơi thì hãy cân nhắc bên nào cần phải thanh toán trước tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Điều này sẽ làm giảm bớt sự lo lắng về tài chính và giúp bạn có thêm động lực, phấn đấu để thanh toán nợ.
Tâm sự với bạn bè, người thân
Khi bạn đang rơi vào nợ nần mà không biết lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ bạn sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, chán nản. Điều cần làm lúc này là nên trò chuyện tâm sự với những người thân trong gia đình trước. Họ sẽ là người đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt nhất dành cho bạn, đưa bạn về trạng thái ổn định. Bởi không có lời khuyên nào quý hơn thành viên trong gia đình mình.
Bạn cũng có thể trò chuyện với những có tư duy tích cực. Khi đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, tự tin về bản thân mình nhiều hơn. Không nghỉ quẩn làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý
Nhiều người vay thường nói với chủ nợ rằng hết tháng này tôi sẽ trả mà đến hạn thì vẫn không thấy đâu vì mình đã tiêu tiền hết rồi. Do đó bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cụ thể như sau:
- Một tháng chi hết bao nhiêu tiền sinh hoạt
- Tiền ăn một tháng là bao nhiêu
- Đồ dùng cần thiết hết bao nhiêu
Khi đó bạn sẽ thống kê được tháng này tiêu hết bao nhiêu và cần cắt giảm chi tiêu những gì để còn tiền trả nợ. Không nên mua những thứ không cần thiết như mua sắm, đi chơi, du lịch,…. điều đó sẽ làm bạn tốn thêm kha khá khoản tiền.
Kiếm thêm việc làm
Để rút ngắn thời gian trả nợ bạn cần tìm cho mình một nguồn thu nhập ổn định và làm thêm những công việc khác nhau. Từ đó thu nhập bạn sẽ tăng lên được một phần để trả nợ. Ngoài ra, đi làm bạn sẽ được gặp gỡ nhiều người thú vị làm giảm bớt căng thăng, bạn sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn những công việc phù hợp với bản thân để có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Hiện nay, có rất nhiều công việc tạo ra thu nhập ổn định như phục vụ quán ăn, bán hàng tại các trung tâm thương mại hay làm việc online tại nhà bằng các công việc như cộng tác viên bán hàng, viết content cho các website,…
Lập danh sách các khoản nợ
Trong các khoản nợ bạn sẽ không tránh khỏi những khoản nợ có lãi suất thấp và lãi suất cao. Việc ưu tiên hàng đầu là bạn cần thanh toán khoản nợ có lãi suất cao. Bởi vì những khoản nợ cao này nếu không thanh toán trước thì lãi mẹ đẻ lãi con, nợ chất thành núi lúc đó bạn sẽ bất lực hoàn toàn trước đống nợ khổng lồ. Sau khi đã giải quyết được khoản nợ này áp lực bạn sẽ giảm đi một phần đáng kể.
Tạo thói quen nhẫn nại
Hãy suy trì cho mình sự kiên nhẫn trong quá trình theo dõi các khoản nợ. Bạn cần hạn chế sự nóng vội, điều đó sẽ giúp bạn điềm tĩnh, bình tĩnh và có những hành động đúng đắn. Làm tăng hiệu quả tối đa làm việc để trả nợ.
Tích lũy tiền tiết kiệm
Mỗi tháng bạn cần để ra một số tiền để tiết kiệm. Sau một thời gian từ số tiền nhỏ sẽ tăng lên số tiền đáng kể.
Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?
Khi bên vay tiền không còn khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp… Hoặc bên vay có thể yêu cầu người bảo hộ thực hiện trả nợ thay. Trong trường hợp bên vay không có tài sản thế chấp thì bên cho vay có quyền lên đơn khởi kiện với cơ quan chức năng thẩm quyền về tội dân sự. Chủ tòa sẽ đưa ra quyết định phán xét xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án của tòa. Nếu bên vay tiền còn cố chấp không thanh toán trả nợ thì bên cho vay có quyền yêu cầu thi hành tội danh hình sự.
Phần kết
Nợ nần là tình trạng mà không ai muốn mình mắc phải. Nhưng cuộc sống mà, nợ nần là điều không thể tránh khỏi. Bạn cần phải biết xử lý nợ sao cho hợp lý, hiệu quả, tối ưu nhất khoản nợ đó. Chúng tôi đã thống kê được một số kinh nghiệm về việc lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ. Nếu bạn thấy hay và đúng đắn bạn nên áp dụng theo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại.